1. Diễn đàn SEO chất lượng, rao vặt miễn phí có PA, DA cao: chuanmen.edu.vn | batdongsan24h.edu.vn | aiti.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn
    Dismiss Notice
    • ĐT: 0939 713 069
    • Mail: tanbomarketing@gmail.com
    • Skype: dangtanbo.kiet
    Dismiss Notice

Lucky88 đưa tin: Triết gia vĩ đại không ngại phản bội truyền thống


NHÀ TÀI TRỢ CHÍNH:

* diễn đàn SEO miễn phí
* Lắp cửa tự động – Cửa cổng tự động châu âu bảo hành 3 năm
* Công ty lắp đặt Cổng Tự Động tại thành phố Hồ Chí Minh
* Thi công lắp đặt cổng tự động tại hcm
* Đại lý cửa tự động tại Tp. Hồ Chí Minh nhập khẩu chính hãng

Thảo luận trong 'Thể Thao - Soi Kèo' bắt đầu bởi leosama, 3/4/22.

  1. leosama
    Offline

    leosama admin

    (Nhà tài trợ chính: Công ty cua tu dong hcm) - Năm 2020, tạp chí FourFourTwo bình chọn ra 10 HLV vĩ đại nhất lịch sử bóng đá. Arrigo Sacchi xếp thứ 6 và là HLV người Italy duy nhất trong top 10. Ở một đất nước nổi tiếng với thứ bóng đá phòng ngự mang tên catenaccio như Italy, việc Sacchi – một HLV “phản catenaccio” – là người Italy duy nhất có mặt trong danh sách này đã nói lên tầm vóc của ông trong dòng chảy bóng đá.

    Xem thêm: https://lucky88.tv/news/detail/benfica-vs-liverpool-nhan-dinh-bong-da-06042022-ap-luc-lon

    Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, có những con người xuất hiện đã làm thay đổi lịch sử AC Milan. Đó là chủ tịch Silvio Berlusconi – người đã mua lại Rossoneri và cứu đội bóng thoát khỏi cảnh phá sản. Đó là “bộ ba Hà Lan bay”, những người đã đến San Siro nhờ sự đầu tư mạnh tay của Berlusconi và toả sáng rực rỡ. Và tất nhiên không thể không nhắc đến Arrigo Sacchi – một HLV thời điểm đến Milan mới chỉ 41 tuổi và bị báo giới Italy khi đó gọi là “Signor Nessuno” (Ngài Không có gì). Thế nhưng dưới sự dẫn dắt của Sacchi, AC Milan đã bước vào một kỷ nguyên vĩ đại, thậm chí có thể nói là rực rỡ bậc nhất. Điều đó đủ cho thấy tầm vóc của vị HLV này.

    Bóng đá Italy nổi tiếng với catenaccio. Cố HLV Helenio Herrera thừa nhận catenaccio mà ông áp dụng ở Inter là bỏ bớt một tiền vệ và bổ sung thêm một hậu vệ, mà ở Italy vị trí này được gọi là libero (hậu vệ thòng). Cũng khoảng thời gian đó, ý tưởng này được Nereo Rocco áp dụng cho AC Milan. Cả hai gặt hái thành công vang dội. Nhà báo Giovanni Arpino từng nói “Nereo Rocco là một nửa bóng đá Italy”, chỉ chừng đó thôi chúng ta cũng hiểu vị HLV có biệt danh “El Paron” (Bậc thầy) và triết lý của ông có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đối với bóng đá Italy. Catenaccio được báo giới Italy gọi là "bóng đá của người Italy".

    Quả thực, tư tưởng phòng thủ, ngăn chặn đối thủ đã ăn sâu bén rễ vào đời sống bóng đá Italy, nó ngấm vào DNA của những người làm bóng đá Italy suốt nhiều thế hệ, truyền từ lớp người này sang lớp ngày khác. Chiến thắng tất nhiên là thứ quan trọng nhất, và để chiến thắng thì trước tiên không được phép thua. HLV Carlo Ancelotti từng nói "Các đội bóng Italy thường đánh lén đối thủ. Họ không cố gắng chứng minh mình giỏi hơn mà họ cho đối phương thấy họ khôn ngoan hơn". Ký giả huyền thoại Gianni Brera thậm chí còn cực đoan hơn: “Trận đấu bóng đá hoàn hảo là trận đấu kết thúc với tỷ số 0-0”.

    Hay nói cách khác, phòng thủ đã trở thành căn tính của người Italy. Rudi Fuchs, nhà phê bình nghệ thuật kỳ cựu người Hà Lan, nhận xét: “Người Italy dụ dỗ và ru ngủ bạn trong vòng tay mềm mại của họ, và rồi ghi một bàn thắng như thể đâm bạn bằng một nhát dao găm”. Và Arrigo Sacchi thì khái quát thứ căn tính này một cách ngắn gọn: “Italy có văn hoá phòng thủ không chỉ trong bóng đá. Suốt nhiều thế kỷ, các nước khác liên tục xâm lược chúng tôi”.

    Trong những năm cuối thập niên 60, catenaccio thống trị đời sống bóng đá Italy. Đã có một vài HLV đã manh nha cho các đội bóng của mình chơi một thứ bóng đá cởi mở hơn như Paulo Amaral hay Heriberto Herrera ở Juventus. Với nguồn cảm hứng “Bóng đá tổng lực” của Ajax và đội tuyển Hà Lan trong thập niên 70, có một luồng gió mới thổi lên đời sống bóng đá thế giới, và bóng đá Italy cũng đã có những người tiếp thu nó.

    Trong hai năm liên tiếp 1972 và 1973, Ajax lần lượt đánh bại Inter Milan và Juventus trong các trận chung kết C1. Sau trận chung kết năm 1972, cây bút huyền thoại Brian Glanville đúc rút: “Bóng đá tổng lực đã hoàn toàn làm lu mờ catenaccio”. Hà Lan và Italy là hai nền bóng đá đậm tính triết lý, và những thất bại của hai ông lớn Italy đã khiến một số HLV ở đây suy nghĩ tới việc chỉnh sửa lại catenaccio.

    Luis Vinicio đã áp dụng lối chơi định hướng khu vực (zonal system) ở Napoli trong thập niên 70 dựa trên nguồn cảm hứng của người Hà Lan. Thế nhưng theo Jonathan Wilson, người đầu tiên thực sự định hình cách chơi định hướng khu vực ở bóng đá Italy là Nils Liedholm – huyền thoại người Thuỵ Điển.

    Trong quãng thời gian dẫn dắt AS Roma, chiến thuật của ông tương đối linh hoạt. Có thời điểm ông rút một libero với nhiệm vụ phòng ngự đơn thuần ra và thay vào đó bằng một cầu thủ có thể chơi tấn công, sáng tạo ở phía trước hàng thủ. Ông triển khai một hệ thống phòng ngự khu vực thay vì phòng ngự kèm người một-một và hướng dẫn các cầu thủ chơi thứ bóng đá kiểm soát bóng và luân chuyển vị trí linh hoạt như cách mà người Hà Lan đã chơi. Liedholm là một trong những HLV đầu tiên ở Italy từ bỏ dần việc đá phản công, thay vào đó là kiểm soát bóng, kiểm soát toàn bộ mặt sân. Trong quãng thời gian dẫn dắt Roma, ông giúp đội bóng đoạt 1 Scudetto, 3 Coppa Italia và 1 lần vào chung kết cúp C1.

    Có một điểm chung giữa những Paulo Amaral, Heriberto Herrera, Luis Vinicio hay Nils Liedholm chính là tất cả bọn họ đều không phải người Italy. Bởi thế, chỉ khi một người Italy dám đứng lên chống lại tư tưởng catenaccio và rồi gặt hái thành công, bóng đá Italy mới bắt đầu thức tỉnh và nhận ra vẻ đẹp của một cách chơi bóng hoàn toàn khác.
     

    Nguồn: okmen.edu.vn

Chia sẻ trang này